Thất bại lớn nhất của con người là ngã mạn

Người ngã mạn là người coi trọng “cái tôi” của mình lên trên hết. Nó là biểu hiện sự so sánh của tâm hơn thua với mọi người, đặc biệt là không chịu nhún nhường bất cứ một ai. Họ là người luôn khinh thường người khác vì nghĩ mình giỏi hơn người, từ đó dẫn đến chủ quan mà quyết định sai lầm do không có suy nghĩ chín chắn dẫn đến thất bại trong cuộc đời bị mọi người bỏ rơi
Hôm trước tôi gặp lại một bạn trẻ .đã lâu lắm chúng tôi không được ngồi chia sẻ với nhau , được biết cậu này mọi người nhận xét là người ngã mạn thường khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán cho rằng mình hơn người.. về mọi mặt, vì chấp ngã, tự ái nặng nề nên cậu ta lúc nào cũng thấy mình hay, mình giỏi hơn thiên hạ nên dễ dàng coi thường người khác. Từ chỗ thấy mình hơn do chấp vào “cái tôi” này mà đã tạo ra bao phiền muộn, khổ đau cho nhiều người.
Tiếp cận và chia sẻ mới thấy cậu ta thật sự ngã mạn, Cậu tỏ ra biết đọc thuộc tụng một số bài kinh và làm việc nào đó được thành công ,nói chuyện có vẻ lên mặt hống hách, tự thấy mình là người tài ba, lỗi lạc bậc nhất nên dễ coi thường và khinh khi kẻ khác mà dẫn đến nhiều người không ưa thích.. Mặc dù trải qua một thời gian gặp nhiều phiền não thị phi nhưng hình như bản chất con người khó mà thay đổi , tôi vẫn cảm nhận thấy người bạn trẻ của tôi chưa chịu học hỏi, trau giồi trí tuệ bằng cách thường xuyên nghiệm xét, quán chiếu để biết rõ được bản chất của cuộc sống , cậu ta vẫn tỏ ra cống cao ngã mạn luôn khinh thường người khác . Phong cách sống , thái độ và nói năng vẫn lấc cấc,nhâng nháo nên khó bề góp ý, như hòn đá cứng nằm giữa đường làm chướng ngại vật cản cho mọi người.
Người ngã mạn lúc nào cũng thích so sánh mình với người khác rồi tự cho mình là hay, giỏi, tốt hơn kẻ khác. hay ỷ mình, có bằng cấp, có địa vị trong xã hội nên kiêu căng tự đắc, khinh thường tất cả mọi người, không biết người lớn kẻ nhỏ. Vì cống cao ngã mạn nên không chịu lắng nghe, không chịu học hỏi nên dễ dàng bị thất bại vì bị sự ganh ghét, đố kỵ của nhiều người.
Cậu bạn tôi cũng vậy, bao giờ cũng tự cho mình là đúng ở mọi việc nên không bao giờ nghe những lời góp ý của người khác. Khi làm được việc gì, cậu ta tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là học cao hiểu rộng nên không lắng nghe các bậc đạo cao đức trọng. Thật đáng tiếc nếu cậu bạn tôi tỏ ra khiêm tốn hơn ,sẽ giúp mọi người trở nên thân thiện, sẽ được lòng với mọi người, được mọi người ủng hộ và dễ thành công trong mọi lĩnh vực.
Từ bài học này rút ra kinh nghiệm, chúng ta đừng bao giờ sống mà tự cao ngã mạn sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại. Người ta sẽ hết lòng yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ người biết nhìn nhận lỗi lầm của mình sau khi vấp ngã ,chứ không ai bảo vệ những người cho mình là giỏi hơn cả . Họ sẽ cô độc trong cuộc sống mà chính họ đã tạo ra.
Vì vậy chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi nữa thì chúng ta vẫn phải khiêm tốn tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa, có như thế ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai. Đối với người Phật tử ,chúng ta càng phải khiêm tốn hạ thấp mình để được lắng nghe, học hỏi và biết cách buông xả, sống đời an vui, giải thoát.

ST


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THUYẾT NÓI VỀ SÁT ĐẠO DÂM

Lời Khấn Nguyện Linh Thiêng

NỢ MẠNG CHÚNG SANH