BÀ KISA GOTAMI, VỊ TỲ KHEO NI TU HẠNH ĐẦU ĐÀ







CÂU CHUYỆN THỜI ĐỨC PHẬT 


Người mặc áo đống rác ...

Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ngụ tại núi Linh Thứu, liên quan đến Tỳ-kheo ni Kisa Gotami.

Vào buổi đầu hôm, trời Ðế Thích cùng chư Thiên đến vây quanh đức Phật nghe pháp. Họ kính cẩn ngồi một bên để lắng nghe những lời dạy từ hòa của đức Thế Tôn. Lúc ấy, Ðại Ðức Tỳ-kheo ni Kisa Gotamichợt nghĩ: "Ta sẽ đến viếng đức Thế Tôn". Bà bay lên không trung, đến chỗ Phật, nhưng thấy trời Ðế Thích bèn quay lui. Ðế Thích thấy vậy hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn, ai mới đến vừa thấy Ngài liền trở ra?
Ðức Phật bảo:

- Ðại vương, đó là đệ tử ta, Tỳ-kheo ni Kisa Gotami, người có hạnh Ðầu đà bậc nhất.
Ngài nói kệ:

(395) Người mặc áo đống rác
Gầy ốm, trơ gân xương,
Ðộc thân thiền trong rừng,
Ta gọi Bà-la-môn.

( Qua câu chuyện thầy giải thích :

+ Sự thật, chúng sinh mà Phật độ không chỉ là những người ở đông bắc Ấn độ mà phải hiểu rằng đức Phật độ rất đông đảo chư thiên của nhiều thế giới, gọi là tam thiên, đại thiên thế giới.

+ Chư thiên đến tham vấn, thưa hỏi với Phật đều là lúc không có người. Vì chúng sinh không hiểu hết các cõi giới nên khi thấy chư thiên tâm của họ tò mò, rối loạn, động tâm.

+ Nói về câu “Gầy ốm, trơ gân xương” : Ta thường bị lầm là hể thấy người gầy guộc quá, không ưa nhìn thì ta bỏ qua không quan tâm, còn thấy người mập, tròn trịa thì bổng nhiên ta thích nhìn. Người khuôn mặt tròn, đẹp có thể là họ có phước. Còn người gầy guộc có thể là người … ít ăn hơn. Tuy nhiên, ta biết đạo rồi thì đừng nhìn trên “cục thịt” mà hãy nhìn vào đôi mắt. Ví dụ như người gầy guộc nhưng đôi mắt họ trong sáng, thanh thản thì ta kính trọng vị đó. Còn ví dụ người mập đầy đặn nhưng nhìn vào đôi mắt thấy hưởng thụ, mãn nguyện, thỏa mãn…dục vọng thì không phải để mình kính trọng đâu. Nên phải vượt qua được thói quen đó, NHÌN CHÚNG SINH PHẢI HỎI CÂU “NGƯỜI NÀY ĐÃ CHỨNG TU-ĐÀ-HOÀN CHƯA” để làm thước đo, nếu chưa chứng thì cẩn thận vì coi cái đẹp như vậy chứ phía sau là ích kỷ, phiền não, tham lam, đố kỵ, cằn nhằn, hận thù, cay cú….Nên lấy đặc tính của người chứng Tu-đà-hoàn làm thước đo cho nơi chính mình và mọi người, để ta không bị lầm bởi hình thức bên ngoài như trang phục đẹp, lời nói dễ thương .. nữa. Ta nhìn đến bản chất bên trong, kiết sử(thói quen nằm sâu trong tâm) nào diệt được rồi, thánh tính nào đã thành tựu rồi…

+ Nói về người sống Độc Cư trong đạo Phật: Ta biết rằng quy luật của cuộc sống là chúng sinh nương tựa với nhau để tồn tại, một người độc cư một mình sẽ không lo nỗi cho chính mình nên thường rất cực. Ở một mình bị hai cái áp lực: một là buồn; hai là cuộc sống mình không đầy đủ nữa. Còn khi sống đông người thì cái trở ngại là đụng chạm. Người tu tốt thì họ vượt qua được trở ngại đó. Nếu sống đông người thì không đụng chạm, mà vẫn hòa vui, nhẫn nhục, nhường nhịn, vui vẽ được với mọi người, đôi khi còn giáo hóa được những người xấu. Nếu sống một mình thì không buồn và giảm tối đa nhu cầu để không vất vã. NÊU NGƯỜI BIẾT TU Ở MỘT MÌNH CŨNG AN VUI, Ở ĐÔNG NGƯỜI CŨNG AN VUI. Đức Phật ca ngợi người sống “độc cư” nghĩa là người này vượt qua những trở ngại bởi nội tâm thanh tịnh, chứ không phải mục tiêu của đạo Phật là sống cô độc. Mục tiêu của đạo Phật là mình giác ngộ và giác ngộ cho mọi người. Còn sống ở đâu thì tùy duyên nhưng lúc nào cũng thanh tịnh và cảm hóa được mọi người.

TRÍCH TỪ MỘT BÀI GIẢNG CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH CHÂN QUANG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THUYẾT NÓI VỀ SÁT ĐẠO DÂM

Lời Khấn Nguyện Linh Thiêng

NỢ MẠNG CHÚNG SANH