Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2015

LÒNG ĐẦY GIẾNG VƠI

Hình ảnh
Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng.   Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, ...  không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông. Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa. Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó. Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng

GƯƠNG NHÂN QUẢ: SỰ KỲ DIỆU CỦA SÁM HỐI

Hình ảnh
Thầy Kiến Châu (thân phụ tôi) cứ kể mãi câu chuyện này và hỏi tại sao tôi không đăng lên báo để mọi người cùng có được lợi ích? Lúc nghe thầy kể, tôi rất hoài nghi, dù thầy nói câu chuyện này có thật một trăm phần trăm. Nhưng sau này, khi đã dịch nhiều tác phẩm, thấm thía các câu chuyện trong đó, tôi nghĩ rằng, cũng nên viết ra đây (do chính người trong cuộc kể lại cho thầy nghe). “Thời thiếu nữ bà Thu là hoa khôi trong xóm, nên có rất nhiều chàng trai đeo đuổi cầu hôn. Nhà nghèo, bà xin vào làm việc cho một hãng sữa ngoại và giữ chức thủ quỹ. Nhờ ngày ngày khéo xén bớt tiền hãng giấu làm của riêng, bà để dành được tới hai lon guigoz lượng vàng. Từ đó, cuộc đời bà phất lên, kinh tế khá giả. Sau một hồi kén cá chọn canh, bà sánh duyên cùng với một bạch mã hoàng tử và sinh được ba con trai, sống sung túc ở thành phố. Bạn bè trang lứa nhìn vào phải phát ghen với hạnh phúc của bà – đã đẹp mà lại giàu, sinh con như ý, lấy chồng xứng đôi….Trời cao dường như quá ưu đãi bà.

CÂU CHUYỆN VỀ TÂM TỪ

Hình ảnh
Câu chuyện này đề cập tới Châu Nhuận Phát, một diễn viên Hồng Kông nổi tiếng trong suốt 20 năm qua. Ông là một trong những ngô...i sao lớn nhất của điện ảnh Hồng Kông thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Từ giữa thập niên 1990, ông bắt đầu chuyển hướng sang Hollywood. Ông tỏ ra uy nghiêm và rất phong độ khi thể hiện vai Ngọc Hoàng Đại Đế trong siêu phẩm Đại Náo Thiên Cung. Ông lập gia đình. Vợ chồng lấy nhau đã 28 năm nhưng không có con cho nên ông muốn tặng hết 99% số tiền kiếm được cho những người nghèo khó cần giúp đỡ. Châu Nhuận Phát sinh năm 1955 trong một gia đình nghèo. Khi còn nhỏ ông thường phải dậy sớm để giúp mẹ bán đồ điểm tâm trên phố rồi buổi chiều lại phải ra đồng làm việc. Năm lên 10 tuổi thì cả gia đình chuyển đến Cửu Long. Năm 17 tuổi ông phải bỏ học để giúp đỡ gia đình bằng nhiều nghề khác nhau như trực khách sạn, đưa thư, bán máy ảnh và tài xế taxi. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo lại có người cha ham mê cờ bạc nên ông đã phải trải qua mọi vất vả

Gương Nhân Quả : Vì Sao Cô Đi Tu

Hình ảnh
Mùa thu năm 2003, một ngày trời trong đẹp, gió thổi hiu hiu. Tôi và người bạn già đi đến chùa Bàn Long nổi dan...h ở huyện Nguyên Thị, tỉnh Hà Bắc. Thắp hương lễ Phật xong, chúng tôi đi dạo nhìn ngắm cảnh trong chùa. Lúc này có một sư nữ mặt tươi tắn, mỉm cười đón tiếp chúng tôi, trông cô rất hòa nhã, thân thiện. Bạn già tôi bước lên trước chào hỏi: - Thưa Sư phụ, chúng tôi là cư sĩ ở xa đến thăm chùa, có thể thể trò chuyện cùng sư được không ạ? Cô vội đáp: - A Di Đà Phật. Dạ được ạ! Tôi lên tiếng: - Thưa cô, trông cô còn rất trẻ, vì sao lại muốn xuất gia? Thế là vị sư nữ đem câu chuyện có thật đáng sợ do đích thân cô chứng kiến, kể cho chúng tôi nghe. “Tôi sinh ra trong một gia đình cán bộ quyền thế tại thành phố X thuộc miền đông bắc, cảnh nhà sinh hoạt rất sung túc, dư dật. Từ nhỏ, tôi chỉ cắp sách đi học cho đến tốt nghiệp Đại Học Tài Chính. Tốt

PHẬT KHÔNG Ở NGOÀI THẾ GIAN

Chúng ta thường nghe: Này! Đến miếu “A”, Đền “B”, Đình “C” mà dâng lễ. Nơi ấy thiêng lắm. Hay: Chùa ở tỉnh này, tỉnh nọ cũng linh thiêng ghê. Dân ở mọi nơi ai ai cũng đều sính lễ to lắm, rồi rồng rắn kéo nhau tới cúng, viếng, xin lộc… Ở những chùa này Phật và Bồ Tát nhiều, nên cực thiêng... Thực ra đó chỉ là sự đồn, thổi của thiên hạ, chứ thực tình, ai được Phật, được Bồ Tát độ trì cho ăn nên, làm gia, hay của cải dồi dào, quyền cao chức trọng, lộc hưởng tận không hết… thì chẳng mấy ai được mục sở thị. Ta hãy cứ cho những lời đồn thổi nói trên là có căn cứ, nhưng thực tế, những người được thọ lộc ấy cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, nếu không nói: chỉ là con số 1%/1000.000 (con số giả tạm) - vô cùng ít ỏi. Có hai vấn đề cần đặt ra ở đây: 1. Liệu con số 1% nói trên có thực sự được thọ lộc từ các Chư Phật, hay Bồ Tát? 2. Sau khi được thọ lộc rồi con số 1% đó sẽ làm gì? Thực ra khi đặt ra câu hỏi thứ nhất chúng ta đã thấy nó hoàn toàn mang tính giả tưởng, nếu không nói là vọng ngôn. Bởi t

Người Thiện Sẽ Có Quả Báo Tốt

Hình ảnh
Người xưa có câu: “Nhẫn được cái tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”. Câu nói này quả thực là đúng đắn muôn phần. Xưa có một người tên là Tô Thành, nhà ở huyện Trâu Bình, trước nay luôn vui vẻ hành thiện giúp người, thường hay làm những việc có lợi cho người khác. Trên một con đường cách thôn trang Tôn Thành ở khoảng 10 dặm có một cây liễu rất to, cành lá xum xuê. Những người đi qua con đường này thường hay ngồi nghỉ chân, hóng mát dưới gốc cây. Mùa hè năm đó, trời vô cùng nóng nực. Tô Thành đi từ huyện về nhà, khi đi ngang qua cây liễu bèn dừng lại, cởi áo, bỏ nón hóng gió cho mát. Lúc đó có một cụ già đi từ phía Đông tới, đi bộ rất nhanh, đến cả người trẻ cũng khó mà theo kịp. Khi đến gần Tô Thành, người này lẩm nhẩm: “Hôm nay thời vận không tốt, đi cả nửa ngày trời mà chưa kiếm được xu nào. Giờ gặp được gốc cây này, phải tranh thủ nghỉ ngơi một lát mới được. Tiện thể bói cho cây này một quẻ, xem vận mệnh của nó thế nào?” Một lúc sau cụ già thất kinh nói: “Thực l