Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2014

Nghiệp Chướng Đã Quá Sâu Nặng, Huệ Mạng Chúng Ta Đang Rất Nguy Hiểm

Hình ảnh
Xin thưa rằng, nghiệp chướng của chính chúng ta quá lớn, ta tu như thế này thực sự so với cái nghiệp báo mà chúng ta sẽ thọ hưởng trong lúc xả bỏ báo thân thì chưa thấm thía vào đâu hết. Chính vì vậy, nếu mà chư vị thấy sợ con đường đọa lạc, cúi xin chư vị hãy hạ quyết tâm. Ngài Tĩnh-Am mỗi khi kêu gọi Phật tử hạ quyết tâm, Ngài quỳ xuống!.. Một vị Hòa Thượng mà Ngài quỳ xuống, chắp tay lại… Trước khi Ngài nói những lời gì đó mà dòng nước mắt của Ngài rơi xuống!… Ở đây chúng ta toàn là phàm phu tục tử, mà không hạ quyết tâm thì chắc chắn con đường vãng sanh bị nhiều trở ngại. Ngài Ấn-Quang Đại Sư là một Đại Tôn Sư của thời cận đại mà Ngài âm thầm, lặng lẽ niệm Phật. Ngài không dám nhận một chức trụ trì chùa nào hết, vì Ngài nói rằng cái nghiệp của Ngài nặng quá, Ngài không đủ khả năng!?… Mà thực tế đức độ của Ngài rất là cao, nên khi Ngài tới một đạo tràng nào thì Phật tử lại ùa tới rất đông. Khi đông người quá thì Ngài lại lẳng lặng tìm một cái miếu hoang tới đó tu. Ngài cần phải

Những Phép Suy Ra

Buổi sáng hôm ấy mẹ dắt tôi đến trường. tôi vào lớp 1.trời se lạnh. con đường đất quanh co vừa qua 1 đêm mưa trở nên lầy lội và trơn trượt. ngày ấy, tôi vẫn còn lá cậu bé nhút nhát. tôi bám chặt cánh tay của mẹ, cánh tay dịu dàng mà tôi ngây thơ nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ rời xa. nhưng đúng lúc ấy mẹ lại buông tay ra và giục tôi đi 1 mình. tôi kêu lên sợ hãi:  - mẹ ơi ,con sợ ngã lắm !  Mẹ chỉ mỉm cười bình thản"  - Ngã thì đứng dậy!  - Nhưng ngã đau lắm!  - Đau thì khóc!  Cái ngày đầu tiên đi học và những câu nói của mẹ vẫn theo tôi mãi đến bây giờ, khi tôi đã rời xa ngôi nhà thơ ắu. Chúng vô cùng đơn giản, đơn giản như những phép suy ra, nhưng với tôi đó là phương châm quí báu mà chắc hẳn mẹ đã dành cả cuộc đời để đúc kết nên.  Chúng nâng tôi dậy khi tôi ngã đau, giúp tôi đứng vững, giúp tôi bình thản trước cuộc đời đầy biến động. Mọi việc đều có cách giải quyết và rồi ai cũng vượt qua những khó khăn, thử thách bằng chính ý chí của mình. ST

ĂN MÀY CƯẢ PHẬT

Hình ảnh
Có một ông Lão kéo một xe gạo nặng nề đang lê bước trên đường vừa đi vừa thở hổn hển...Trong có vẻ rất mệt bánh xe chao đảo va vào một cục đá bên đường , làm cả xe gạo đổ nhào xuống hết...Ông lão cố hết sức nâng xe gạo lên , nhưng trong tình thế bất lực và mệt mõi mồ hôi nhẽ nhại , trời thì nắng chang chang...Thế là Ông ngồi bệch xuống đất luôn...Trong khi nhìn xung quanh , Ông thấy một ngôi Chùa , bên ngoài ngôi Chùa là những chiếc xe ô tô đang dựng san sát nhau , trước cảnh tượng nhìn thấy như vậy , vẻ mặt Ông có vẻ đăm chiêu và phiền não . Ông suy nghĩ và nói thầm: "người vừa sinh ra thì đã giàu..có kẻ làm lụng vất vả cả đời lại chẳng có gì !?" Một người phật tử nghe thấy và nói: "Ông đã đến cửa Phật sao không vào thành tâm cầu nguyện, lại ngồi đây than thân trách phận !" Ông có thấy chùa Phúc Lai bên kia đường không.. cô Gái chỉ , ông Lão dõi mắt nhìn theo ... Tôi nghe bảo Chùa đó rất thiêng , chả thế mà khách thập phương cứ kéo đến ùn ùn ..." Ô

Hãy đứng dậy

Hình ảnh
Hãy đứng dậy, vùng lên mà đứng dậy. Chánh Pháp cần người trí dũng hiên ngang. Luyện tim gan thành ý chí đá vàng Vùng đứng dậy để xây đắp Đạo Pháp Hãy đứng dậy dù phong ba bão táp. Nắm tay nhau dựng nên bức trường thành Dù thân nầy bị nghiên nát tan tành. Vì Đạo Pháp ta quyết tâm tiến tới. Hãy đứng dậy chí hiên ngang phơi phới. Căng buồm lên vượt tới chân trời xa. Phật đạo mầu truyền khắp Cõi Ta-Bà. Nước Cam Lộ tắm mát toàn nhân loại. Hãy đứng dậy dấn thân tiến lên mãi. Tăng Ni đâu ? Hòa hợp chung một lòng Phật tử đâu ? Đoàn kết dựng non sông. Đem Chánh Pháp tô thắm quê hương Việt. Hãy đứng dậy Lạc Hồng anh kiệt. Dựng quê hương cho sáng đẹp muôn đời. Nước Việt Nam danh lừng lẫy khắp nơi Dân giàu mạnh và quê hương giàu mạnh. Hãy đứng dậy thắp sáng đèn Phật tánh. Truyền khắp nơi trí Bát Nhã tuyệt vời. Đạo Từ Bi Hỷ Xả đẹp muôn đời. Cứu nhân loại thoát ly vòng khổ ải. HT. Thuyền Ấn

Những Ngày Kinh Nguyệt Có Nên Tụng Kinh, Bái Sám, Niệm Phật Được Không?

Hình ảnh
Hỏi: Là người nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, chúng con có được phép tụng Kinh bái sám như những ngày thường được không? Đáp: Xin thưa ngay là không có gì trở ngại cả. Trong Luật Phật không có ngăn cấm điều nầy. Bởi lẽ, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Điều đó, không ai muốn như thế. Đó là một định lý tự nhiên mà không người phụ nữ nào tránh khỏi. Đã thế, thì tại sao Phật tử lại lo sợ? Phật tử đừng có ái ngại lo sợ gì cả. Chỉ lo sợ là Phật tử giải đãi rồi viện cớ lý do mà bỏ ngang sự tu hành, thì đó mới là điều đáng trách và đáng nói. Ngoài ra, không có gì phải bận tâm lo lắng. Nếu bảo rằng, đó là những bài tiết dơ dáy, thì thử hỏi trong cơ thể con người, tất cả những chỗ bài tiết khác có chỗ nào sạch sẽ hết đâu? Phật dạy, thân nầy vốn là bất tịnh kia mà! Không lẽ vì sự bất tịnh mà chúng ta lại bỏ phế việc tu hành sao? Hơn nữa, chư Phật, Bồ tát, các Ngài đâu còn có tâm phân biệt chấp trước nhơ sạch như phàm phu tục tử chúng ta. Các Ngài lúc nào cũng m

Học Cách Quên

Hình ảnh
Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cuộc điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh. Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”. Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.  Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc “ Sư phụ sao có thể cõng một cô gái q

Hoàng hậu Vi Ðề với Pháp môn Tịnh độ

Hình ảnh
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO Trong lúc Ðức Thích Tôn còn tại thế, ở Ấn Ðộ có vua Tần Bà Ta La, nước giàu dân mạnh, tiếng oai hùng khắp cả bốn phương chư hầu thảy đều quy phục. Song không bao lâu ông bị nghịch tử là A Xà Thế, sanh lòng ác muốn hại để đoạt ngôi. A Xà Thế bắt phụ hoàng giam vào ngục tối và cấm không cho ai được vãng lai. Hoàng hậu Vi Ðề mật lo với ngục tối lén đến thăm, khi vào bà thấy vua ngồi trong ngục tối, nhan sắc tiều tụy tinh thần bạc nhược sắp chết vì đói! Hoàng hậu vật mình chết ngất, sau khi tỉnh dậy về cung, bà tìm phương cứu chồng. Hoàng hậu mới hòa bột cùng mật làm chuỗi anh lạc mỗi khi vào thăm bà đổ ra cho vua dùng, nhờ vậy mà vua Tần Bà Sa La sống cầm chừng khỏi chết. Nhưng rủi thay, cơ mưu bại lộ, A Xà Thế biết được, ông giận quá xách gươm tìm mẹ để giết, may có vị đại thần can, bà mới thoát khỏi. Song bị giam vào lãnh cung. Từ đó Hoàng hậu không thể đem thức ăn cho vua được nữa. Ôi! Còn chi đau đớn bằng mình bị tù ngục và cảnh tượng chồng đói sắp chết hiện

Tâm không thối chuyển

Hình ảnh
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO Thuở xưa có một người, tuy không được ai giáo hóa cho, nhưng vì đụng chạm trong đời, bị chuyện thế sự giày vò, chuyện thị phi nhân ngã làm cho khốn đốn quá nhiều, phải chịu khổ vì phiền não nên đâm ra có những suy nghĩ như sau: “Một con người trầm luân trong cõi trần lao này, cuối cùng được gì? Trong vũ trụ mênh mông con người bé nhỏ li ti chỉ như một hạt cát của sông Hằng, thế mà suốt ngày tâm trí chỉ dùng trong việc tranh đoạt hoặc lừa gạt dối trá bên ngoài, đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời mang theo được gì? Một đời người như thế, thử hỏi có ý nghĩa nào không?” Ông lại nghĩ đến đời sống của người tu hành, đó là những người làm việc vì chúng sinh, đời sống như thế cao cả biết bao! Người tu ít nhất không bị thế sự trần lao làm cho khốn đốn phiền não; hơn nữa, họ còn có thể chứng đắc được thánh quả, giải thoát khỏi mọi khổ não. Nghĩ đến đây, ông rời bỏ gia đình đi tu, làm một vị sa-môn. Vị sa-môn này từ sáng sớm đến chiều tối chăm chỉ tu học, không p

Y LÝ SA

Hình ảnh
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO Trưởng giả Y Lý Sa rất giàu có, tài sản của ông, ngoại trừ nhà vua ra thì không có ai có thể so sánh được. Ông có cả chục cái kho, kho nào cũng tràn ngập vàng bạc châu báu. Tuy giàu có như thế nhưng ông là một người cực kỳ xấu tướng, sinh ra đã chân thọt, lưng gù, mắt chột, đã thế tính tình lại bủn xỉn, tham lam, tà kiến. Cố nhiên ông đã không cho ai một đồng xu nhỏ nào, mà cả đến chính mình cũng không dám tiêu xài gì cả. Trước đó, bảy đời tổ tiên của ông đều nổi danh là từ thiện, nhưng đến khi ông lên nối nghiệp thì hoàn toàn làm ngược lại với nền nếp của ông cha, cho đến cái nhà chẩn tế (từ thiện đường), ông cũng phá ra để làm nhà kho. Bình thường, nếu có người hành khất nào đến xin ăn, thì không những Y Lý Sa không bố thí gì cho người ta, mà còn tay đấm chân đá, đánh người ta tới bể đầu chảy máu. Cả làng không ai ưa cái con người coi tiền hơn mạng sống của mình đã đành, mà cả người nhà của ông cũng ghét bỏ ông. Một hôm ông phải lên kinh thành chầu vua,

NGƯỜI HỌC TRÒ BỊ THẦY GẠT ĐƯỢC PHẬT ĐỘ

Hình ảnh
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO Thuở xưa, tại thành Xá Vệ có ông Phạm Chí làm cố vấn cho nhà vua, mở trường giảng đạo Bà La Môn, thâu được một số học trò rất đông. Trong đám đệ tử của ông, có chàng Ương Quật Ma là một ngôi sao tỏ rạng: Văn đã giỏi, võ cũng hay, nết na thuần tuý, thêm diện mạo khôi ngô. Ai biết được Ương Quật Ma rồi cũng trầm trồ khen ngợi là người tài đức song toàn. Người vợ của ông Phạm Chí lại chú tâm yêu thầm trộm mến đứa học trò tài giỏi của chồng. Nhân lúc chồng đi vắng, nàng phấn son trang điểm xạ ướp hương xông đến nhà Ương Quật Ma đường đột vào phòng liếc mắt đưa tình, nói sỗ sàng những lời hoa nguyệt tray trúa, tỏ bày thái độ quyến luyến gió trăng một cách lả lơi chẳng biết ngại ngùng. Trước cử chỉ khiêu dâm, người học trò nết na thuần túy ấy không bao giờ để cho lửa tà xâm chiếm, Ương Quật Ma giữ lễ đệ tử, thưa với vợ thầy rằng: "Thưa thím, thầy ví như cha, thì thím ví như mẹ, đệ tử thà chết chớ không dám làm điều bất chính để tiếng nhơ nhớp ngàn năm”. Vợ

THA THỨ

Hình ảnh
Làm người tha thứ dễ gì đâu Lữa hận trong tim đã bắt đầu Bác tài TÂM lái bay khắp nẽo Lạc giữa địa đồ lắm bể dâu. Làm người tha thứ khó thế chăng Cố thử cho qua chỉ một lần Nó lấn đường ta ta bước chậm Đêm xuống ta buồn ngữa ngắm trăng. Lần hai nó chưởi ta nghe thử Ví như chim hót giọng bổng trầm Ta ngắm hình ta bên dòng suối Hồn ta tươi trẻ đẹp vô cùng. Hãy tha thứ cho lòng mình nhẹ Dù tình đời bạc trắng như vôi Trói nhau chi sinh tử luân hồi Trôi lăn mãi trong vòng lục đạo. ST

Một miếng ăn, miếng uống đều đã định sẵn

Hình ảnh
Chúng ta phải tin sâu nhân quả, “một miếng ăn, miếng uống đều đã định sẵn”, có thể tin sâu chẳng nghi thì tự nhiên có thể buông xuống, sẽ dám buông xuống.  Nhiều người chẳng dám buông xuống vì sợ nếu buông xuống hết tất cả thì ngày mai phải làm sao đây? Cứ luôn nghĩ trước, nghĩ sau, chẳng chịu buông xuống triệt để.  Ðây là vì chẳng hiểu rõ Sự Lý, chẳng sanh khởi lòng tin.  Nhưng sự thật là buông xuống càng nhiều thì thâu hoạch càng nhiều.  Giàu sang từ đâu đến? Từ bố thí tài vật mà đến, đây là quả báo.  Quả báo của bố thí pháp là thông minh trí huệ, quả báo của bố thí vô úy là khỏe mạnh, sống lâu, tóm lại càng bố thí thì được càng nhiều. HT.Tịnh Không

Viết Cho Con: Sự may mắn của chính mình!

Hình ảnh
Con ạ, thời gian đi qua rất nhanh, và nó đã đi rồi thì không thể kéo trở lại được. Bây giờ nếu con không biết sắp xếp thời gian để học tập, để tập luyện, chuẩn bị cho mình một tương lai tốt đẹp; con mãi vui chơi, đi bê tha với bạn bè thì ngày mai kia bạn con và chính con không có được một khả năng nào để xin được một công việc nhàn nhã, khoẻ khoắn mà lại kiếm được nhiều tiền. -------------------------------------------------------------------------------- Con ạ, Chắc có  lần, con đã nhìn thấy trên truyền hình chiếu cảnh những người dân Phi châu bị đói và chết đói. Họ gầy còm chỉ còn xương bọc da, ruồi bu vào mặt họ, mà họ không thể xua tay đuổi được! Và dân ở Bosnia phải di tản vì chiến tranh, cái chết có thể đến với họ bất cứ lúc nào. Nhưng con rất là bình yên, được ăn uống đầy đủ, đi chơi thoải mái, ấy là một sự may mắn của con rồi đó! Và nếu so sánh với dân tộc của chính mình, con có biết đâu biết bao đứa trẻ còn ở Việt nam, trong đó có rất nhiều bạn, bạn học của con phải