Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2014

Câu Chuyện Bát Nước Và Ngày Anan

Hình ảnh
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây. Một ngày kia, tôn giả Ananda trở về tịnh xá sau khi đi khất thực. Ăn xong, ngài cầm bát đi tìm nước uống. Bên đường, một cô thiếu nữ đang thả gàu trong giếng. Ngài bước đến gần, tay bưng bát không. Prakirti (cô thiếu nữ): Thưa tôn giả, ngài cần gì ạ? Ananda: Tôi xin cô bát nước. Prakirti: Con là dân hạ tiện. Ananda: Tôi chỉ cần nước uống thôi. Prakirti: Con là dân hạ tiện. Không ai uống nước của con. Ananda: Tôi chỉ xin nước uống cho hết khát thôi. Nước làm cho bất cứ ai đều hết khát cả, đâu có phân biệt đẳng cấp. Prakirti: Con là con gái hạ tiện. Nước giếng thì trong, nhưng đối với người ở đẳng cấp trên, nước của con không sạch. Chẳng có ai ngoài đẳng c

GƯƠNG NHÂN QUẢ: NÊN SỐNG CHÁNH NGHIỆP

Hình ảnh
Vợ chồng là Duyên – có thiện duyên, có ác duyên - không Duyên sẽ không đến Con cái là Nợ – có đòi nợ, có trả nợ – không Nợ sẽ không tìm! Mùa hạ năm 1994, có một nam cư sĩ hơn 50 tuổi đến ngôi chùa nọ, hướng về Hòa Thượng Diệu Pháp thổ lộ nỗi khổ sầu của mình. Ông kể trước đây tình cảm mình và bà xã rất tốt. Nhưng kể từ lúc sinh đứa con thứ nhất thì tính khí bà vợ bắt đầu nóng nảy thất thường, hay kiếm chuyện gây gỗ làm khó, thường cãi nhau ầm ĩ, có lúc còn đánh, cào cấu, ….làm ông bị thương khắp mình mẩy, mặt mày. Trong lòng ông dù rất tức giận, nhưng từ thuở nào giờ chưa từng đánh trả lại, cũng như không hề có tâm oán giận bà. Sau khi bà sinh tiếp đứa con thứ hai, diễn biến càng phức tạp, thê thảm hơn, tới mức ông không thể bước vào nhà, vì luôn xảy ra xung đột ầm náo như trời nghiêng đất lở. Bất đắc dĩ ông phải xin nghỉ hưu sớm. Trước đây, quá phiền não, ông đã quy y Phật môn, nghỉ hưu rồi thì dọn đến chùa ở. Do lương hưu ít, trừ giữ tiền ăn ra, còn lại ông đều đưa hết ch

Đàn kiến và bức tường

Hình ảnh
Có một con kiến nhỏ, đang chậm chạp bò tới bò lui trên một đường rảnh kế chân tường. Thấy vậy bức tường liền hỏi kiến: “Này! Mày làm gì bò tới bò lui vây?” Kiến trả lời: “Tôi đang tìm vết nứt trên thân ông, tôi muốn làm tổ trên ấy”.  “Cái gì? Mày nói cái gì? Ha ha, anh bạn nhỏ bé khéo mơ tưởng viễn vông, mày xem tao thân thể cường tráng thế này, mày lại muốn đào ngạch làm tổ, đừng đùa nữa anh bạn bé nhỏ, giữ gìn sức khỏe của mày đi!” Kiến nhỏ cười nhạt nói: “Vạn vật trên thế giới cũng không có gì hoàn hảo, thân thể ông tuy cường tráng, nhưng chắc gì đã không có yếu điểm”. Tường đá không đồng ý như vậy bảo: “Chú kiến nhỏ bé, đừng ở đó nói khoác lác, mày cứ tới rờ vào thân thể của ta rồi mày sẽ thấy xấu hổ ”. Con kiến nhỏ lại cười, tiếng cười của nó vang động trời đất, tức thì một đoàn kiến chi chít bò đến lần lượt leo lên bức tường, cuối cùng thì chúng nó cũng tìm được một đướng nứt trên bức tường. Đoàn kiến nhỏ cần mẫn ở trên bức tường đào lỗ. Bức tường thấy vậy cũng có c

Mơ màng Phật dạy

Hình ảnh
Tối qua mùng 1, chùa Phúc Khánh chật cứng người như nêm cối, vậy mà vẫn có một người phụ nữ dắt theo cậu con trai cỡ 5, 6 tuổi đi theo lễ Phật. Nhìn chị vất vả khuỳnh tay che cho cậu con khỏi bị các Phật tử khác… chen bẹp trong khi náo nức lễ bái mà thấy thương hai mẹ con. Chẳng biết cái “văn hóa tâm linh” ở xứ mình phát triển tới đâu mà nhìn cảnh người ta xô đẩy chen lấn trong chùa chiền  ai cũng cảm thấy hãi hùng. Túi nilon vứt khắp nơi, vàng mã, tiền giấy, tiền lẻ rải trắng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, và sợ nhất là cái dáng vẻ tất bật của những người đi lễ, ai cũng vội vàng, ai cũng bon chen như sợ mình không nhanh chân sẽ bị kẻ khác “cướp trên giàn mướp” chút lộc rơi lộc vãi. Trước bàn thờ Tam Bảo, cậu bé kéo tay áo mẹ thì thào: “Mẹ ơi, sao ở đây toàn là hoa quả thế mẹ, nhiều thế”. Bà mẹ nói khẽ khàng: “Vì Phật dạy tránh sát sinh mà con, tý nữa ra kia mẹ bảo”. Thế rồi hai mẹ con dắt nhau ra. Tôi mon men đi theo. Dưới gốc cây nho nhỏ mới trồng trong sân chùa, chị

Đồng Hồ Và Chiếc Lược

Hình ảnh
Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông rất nghèo sống với vợ. Một ngày nọ, vợ ông, người có mái tóc rất dài hỏi chồng về chuyện mua một chiếc lược mới hơn để dùn Người đàn ông cảm thấy rất buồn vì không mua nổi cho vợ một cái gì đó. Ông không đủ tiền để mua được cho vợ một chiếc lược mới bởi sồ tiền kiếm được chỉ đủ để lo cho miếng cơm hàng ngày. Thậm chí, ông cũng không dám mang chiếc đồng cũ đã đứt dây đi sửa. Người vợ biết vậy nên bà không bao giờ gặng hỏi chồng mình một lần nào. Một hôm, khi đang trên đường đi làm về ngang qua cửa hàng đồng hồ, ông quyết định bán nó. Với số tiền ít ỏi có được người chồng mua một chiếc lược mới cho vợ. Ông trở về nhà vào buổi tối và mang tặng cho vợ món quà nhỏ bé này. Tuy vậy, ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy người vợ thân yêu với mái tóc ngắn. Bà đã bán tóc của mình và mua tặng cho ông một chiếc đồng hồ mới. Nước mắt lăn dài trên gò má của hai vợ chồng, họ ôm nhau khóc trong hạnh phúc. Tuy cuộc sống hiện tại khá khó khăn, nhưng bù lạ

BUÔNG XẢ

Hình ảnh
Có những chuyện tưởng như là quá khứ... Mà sao nhen nhóm mãi trong tâm? Có những khi chót phạm những sai lầm Mà sao tâm não phiền ghi nhớ mãi? Đời bể dâu điều chi chưa từng trải? Mà sao ta chẳng biết hồi đầu? Ngày sáu thời tâm mê mải đâu đâu Để lục trần tham-sân-si lôi kéo Lời Phật dạy tham sân si - ngôi nhà cháy Mà sao ta vẫn chẳng chịu hồi đầu? Được kiếp này nào ai chắc kiếp sau? Ta về đâu khi lửa trần còn tham luyến? Tỉnh lại  thôi sáng-trưa-chiều hành thiện Chuyện buồn vui là bọt nước chẳng ngừng trôi Hãy trở về nơi ấy đi thôi Vạn duyên buông để trở về nơi tự tánh Một kiếp này thôi tròn đầy công đức hạnh… Ta trở lại giúp đời thoát kiếp sống mong manh. ST ( THƠ HUỆ TÂM)

BỂ KHỔ TRẦN GIAN

Hình ảnh
Cuộc đời rồi sẽ về đâu Khi còn mộng ước, ngọc châu lụa là Chẳng cần nhìn chi đâu xa Quanh ta đầy rẫy... bóng ma hình người ! Thế gian kẻ khóc người cười Tìm đâu cuộc sống, vẹn mười như nhau Công bằng chắc chờ kiếp sau Kiếp này quyền thế... áp nhau đoạ đày. Khổ thân cho phận trâu cày Đập đi hò đứng, giãi bày cùng ai Nhiều người gánh chịu oan sai Cóc ngồi đáy giếng, miệt mài khóc than. Bể khổ tràn ngập trần gian Làm sao nhẹ nhỏm, xua tan u phiền Đẩy lùi danh vọng kim tiền Cho tâm an lạc... giữa miền gió sương ? Cầu mong Phật Tổ chỉ đường Cho người trần thế, nhịn nhường lẫn nhau Cuộc sống tươi thắm sắc màu Tâm từ trãi rộng... khổ đau chẳng còn ! HOÀNG HẢI ST

TRỤ MÀ VÔ TRỤ

Hình ảnh
"Khi chúng ta còn chưa hoàn toàn đại triệt, đại ngộ, tâm còn chưa an, còn mê mải sống với sắc dục, thì buộc chúng ta cần phải dùng Pháp (tụng kinh, toạ thiền, niệm Phật, niệm Chú…) để giúp cho tâm An. Nhưng khi tâm An rồi, thì Pháp ấy = thuyền bè phải nên bỏ, chứ mang theo làm gì cho nặng..." (Trao đổi Phật Pháp) Hỏi: Bạn có viết..."Tâm vốn không có hình tướng, không có nơi chốn (tâm vô sở trụ), vì thế chúng ta không thể nhận biết ra được" (Quán tâm vô trụ)... Phần sau bạn viết Hòa Thượng chỉ mọi người trụ tâm trong chánh niệm, trụ tâm trong câu niệm danh hiệu A di đà Phật. Vậy có trái ngược không? Trong kinh kim cang Phật cũng dạy: "Thế nên Tu-bồ-đề, các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia." Cảm ơn bạn đã có comment chia sẻ. Vấn đề bạn đặt ra thật vô cùng quan trọng và ý nghĩa vô cùng lớn lao. Đây là điều mà khi chúng ta

Lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt.

Hình ảnh
Theo tuệ giác Thế Tôn, ngày nào chúng ta có những phẩm chất tốt đẹp như suy nghĩ điều thiện, nói lời nói thiện và làm những việc thiện thì ngày đó chính là ngày tốt. Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi sáng tốt đẹp. Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi trưa tốt đẹp. Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi chiều tốt đẹp. Này các Tỷ kheo: Vầng sao lành, điều lành Rạng đông lành, dậy lành Sát na lành, thời lành Cúng dường bậc Phạm hạnh Thân nghiệp chánh, lời chánh Ý nghiệp chánh, nguyện chánh Làm các điều chơn chánh Ðược lợi íc

Mẹ nói với con gái về hạnh phúc

Hình ảnh
Con có cảm thấy hạnh phúc hay không chính là ở đôi mắt của con, ở cách nhìn của con về cuộc sống. Chỉ cần con cho phép bản thân mình được hạnh phúc, thì nhất định con sẽ tìm được cho mình cụm từ ấy trong cuộc đời. ------------------------------------------------------------------------------------------------ “Hạnh phúc là gì hả mẹ?” Ngày còn bé, khi chỉ là một đứa trẻ lên năm, đã có một lần tôi hỏi mẹ như thế. Lúc ấy, mẹ chỉ cười – một nụ cười nhẹ nhàng tựa như mặt nước mùa thu, rồi mẹ ôm đứa con gái bé bỏng đang tròn xoe mắt nhìn mẹ vào lòng. Mẹ nói: “Con gái à! Hạnh phúc vốn dĩ là một khái niệm trừu tượng lắm. Nó không màu, không mùi, không vị, nhưng nó đủ sức để người ta nhận ra nó, để người ta đuổi theo và nắm bắt nó. Có người bảo rằng hạnh phúc có màu đỏ. Con biết tại sao không? Bởi, màu đỏ sặc sỡ, màu đỏ huy hoàng, màu đỏ bắt người ta phải chú ý đến nó. Ừ, thì có lẽ cũng đúng! Nhưng theo mẹ, hạnh phúc đôi khi rất đơn giản. Hạnh phúc không là một cái gì đó quá lớn la