Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2014

QUÁN KHÔNG

Hình ảnh
Quán tưởng việc đời vạn sự không Buồn vui chẳng vướng bận nơi lòng. Từ bi học Phật rèn tâm thiện Bác ái theo Thầy chí lập công Nghịch cảnh lung lay thuyền biển khổ! Tùy duyên lèo lái vượt mê sông Bồ Đề tánh diệt tâm phiền não Vì biết việc đời vạn sự không. ST

Vì sao chúng ta niệm Phật mà không thể vãng sanh ?

Hình ảnh
Dựa trên lý mà nói pháp môn Tịnh Độ là nhờ Phật lực của Phật A Di Đà cứu giúp, thì bảo đảm vãng sanh một trăm phần trăm, nhưng vì sao thấy người niệm Phật hiện nay rất nhiều, nhưng người chân thật có thể vãng sanh thì lại rất là ít vậy? Đây là một vấn đề rất quan trọng , mổi một người niệm Phật phải nghiêm túc đối với việc này, nhất định không được xem thường ! Ngày nay chúng ta niệm Phật không cách gì vãng sanh, then chốt là ở “ không có Tín Nguyện, hoài nghi bất an, sợ chết, vốn không cầu vãng sanh”. Người niệm Phật ngày nay niệm Phật, chỉ là cầu bảo hộ, cầu tiền của, cầu công danh, cầu bình an, cầu thuận lợi, cầu tiêu tai, cầu khỏi nạn, cầu trị bệnh, cầu sống lâu, cầu tất cả lợi ích của thế gian, nhưng tuyệt đối lại không cầu vãng sanh Tây Phương! Thiện Đạo Đại Sư Ngữ Lục Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ

ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ

Hình ảnh
“Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn được chuyển sinh làm đương kim Thái tử, hưởng thụ phúc phận của Thiên tử”.Việc thiện nên làm, việc ác nên tránh. Lành thay ! Lành thay ! “Đức năng thắng số” là vậy ! ------------------------------------------------------------------------------- Vào triều Bắc Tống, ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mười tuổi, gãy chân, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ. Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ. Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin què quặt gom những tảng đá về bên suối. “Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”, cậu giải thích. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến. Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu.

Tỉnh mộng

Hình ảnh
Ngày xưa, ở miền bắc Ấn Độ có một vị hoàng tử rất thông minh. Vừa lớn thì gặp được nhân duyên vua cha có thỉnh vị A-lahán vào nội cung thuyết pháp. Vị hoàng tử vừa nghe âm thanh của vị A-la-hán, tuy chưa từng gặp gỡ mà dường như đã quen nhau. Tình thầy trò từ trước đến nay đủ duyên gặp lại. Hoàng tử quyết chí xin vua cha được xuất gia theo thầy làm đệ tử tu hành. Vua và hoàng hậu là những vị mến mộ Phật pháp, nên chấp thuận cho hoàng tử theo vị A-la-hán tu học. Sau thời gian thử thách, hoàng tử được xuất gia thành một vị tăng, rồi theo thầy đi du hóa sang nước láng giềng. Một buổi sáng, vị tăng trẻ này vào thành khất thực. Vì không quen đường nên đi lạc vào ngự uyển trong cung, là chỗ sinh hoạt của các cung nữ của nhà vua mà thầy không biết. Nhóm cung nữ thấy vị tăng trẻ dáng vẻ khả ái, nên mời ngồi lại và dâng các món ăn cúng dường. Vị tăng thọ nhận xong, đáp lễ bằng cách giảng dạy một ít câu kệ của Phật về cuộc đời vô thường, phải nên bớt ham vui theo ngũ dục thế gian. Các cung nữ

TIẾNG CHUÔNG

Hình ảnh
Tiếng chuông như lời Phật Gọi hồn con trở về Giữa dòng đời tất bật Giữa muôn ngàn u mê Tiếng chuông lời Bồ Tát Suối mát ngọt tình thương Tiếng dịu dàng thanh thoát Đồng vọng chốn thiên đường Chuông ngân dài buổi sáng Ấm áp cả núi đồi Băng qua nghìn sông suối Chuông gọi đời xa xôi Ngân nga lời nhắc nhở Tâm tưởng hoài phiêu linh Nhẹ nhàng tìm hơi thở  Quay về lại chính mình Tiếng chuông như tình Mẹ Ôm ấp con vỗ về Con ơi! đừng rong duỗi Nỗi đau đời lê thê... Chuông từ còn vang mãi Giữa trần thế sương mù Lay gọi người say mộng Thức giấc đời âm u. ST

Tâm tình của người niệm Phật

Hình ảnh
Ba ơi! Con muốn về nhà! Niệm Phật, kỳ thật chỉ là một lọai tâm tình rất đơn thuần. Tâm tình khi niệm câu “ Nam Mô A Di Đà Phật” này, thì cũng giống như đứa con đọa lạc liêu lổng nhiều năm, nay muôn quay về nhà, khóc thét lên rằng: "Ba ơi! Con muốn về nhà!" loại tâm tình như vậy . Ngay Khi đứa trẻ mê lạc, bổng nhiên hối ngộ, khóc thét lên rằng: “Ba ơi! Con muốn về nhà!”, người cha đã nhiều năm chờ đợi mỏi mòn, ngày nhớ đêm mong đứa con của mình, nhất định sẽ vui mừng đến rơi nước mắt, cho dù có liều cái mạng già cũng sẽ toàn tâm tòan lực cứu giúp đứa con, tiếp rước con về nhà, cho con tất cả sự ấm áp nhất tốt đẹp nhất trong nhà Đứa con bị bệnh rồi! thất nghiệp rồi! nợ nần chồng chất! Lại cách nhà rất xa! Con đường hiểm ác v.v. những thứ này đều không phải là vấn đề, tất cả những vấn đề khó khăn này, người cha đều sẽ vì đứa con mà lo liệu giải quyết, vấn đề là ở đứa con có chịu trở về nhà hay không mà thôi. Thiện Đạo Đại Sư Ngữ Lục Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ

Tam Tâm Nhị Ý Niệm Phật Chẳng Thể Thành Tựu

Người tu những tông phái khác, như Tông Thiên Thai, Trí Giả Đại sư niệm Phật vãng sanh. Do vậy, tổ sư tông Thiên Thai từ đấy về sau mãi cho đến đời cận đại, Đế Nhàn pháp sư niệm Phật vãng sanh, Đàm Hư pháp sư, Bảo Tịnh pháp sư đều là những vị tổ sư cận đại của tông Thiên Thai đều niệm Phật vãng sanh. Trong những vị Đại đức cư sĩ, chắc quý vị đã biết, cư sĩ Giang Vĩ Nông, cư sĩ Châu Chỉ Am, “dạy tông Bát Nhã, hạnh tại Di Đà”. Những vị tu hành các tông phái khác, tối hậu đều niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta không thể không biết điều này. “Huống hồ người vốn niệm Phật”, chúng ta vốn là kẻ niệm Phật, “há lại thay đổi cái mình tuân giữ, theo đuổi cái người khác tôn sùng”. Chúng ta thay đổi việc niệm Phật của chính mình, đi tu học những pháp môn khác. “Lòng ôm ấp hai nẻo, chí không quy nhất, tam muội làm sao thành tựu cho được?” Đấy là lời cảm thán hết mực của Liên Trì Đại sư. Chúng ta đọc đến đoạn văn này, nghe câu nói ấy, phải nghiêm túc phản tỉnh: Chúng ta có thật sự tu hay ch

Chuyện Con Thằn Lằn

Hình ảnh
Có anh chàng nông dân Nhật Bản tên là Oshioto có tiếng bạo hành. Mỗi lần say là anh ta chửi mắng, có hôm còn đánh cả vợ con, không kể chi đêm hôm khuya khoắt, anh la lối om sòm phá vỡ cả không gian yên tĩnh của xóm thôn, khiến rất nhiều người bất bình và cảm thương cho vợ con anh phải hứng chịu cảnh bạo hành, nơm nớp lo âu mỗi khi người chồng có chút hơi men. Người ta cứ tưởng khó có thể thuyết phục Oshioto trở nên tử tế với vợ con. Nhưng đùng một cái, không biết vì lý do gì mà cái anh chàng say xấu nết này bỏ được rượu, tính hung hãn biến mất, anh rất mực yêu thương vợ con và thân thiện với mọi người hơn lúc nào hết. Để trả lời câu hỏi "tại sao" của mọi người, anh chàng Oshioto kể lại câu chuyện "giác ngộ" của anh như sau: Ngôi nhà bằng gỗ của anh làm cách đây khá lâu, anh muốn thay hai bức vách ván đã bị xuống cấp. Khi anh tháo dỡ những miếng ván cũ ra, phát hiện phía trong khe tường có một con thằn lằn đang sống trong tình trạng cái đuôi nó bị một cái đinh

Đại ca giang hồ phố núi quy y cửa Phật

Hình ảnh
Đường đời lầm lạc Sinh ra ở Thừa Thiên Huế, chưa đầy 4 tuổi, cậu bé Hữu được  bố mẹ  cho lên vùng kinh tế mới ở Đà Lạt để sinh sống. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường Hữu luôn là học sinh giỏi đạt được thành tích cao trong học tập, được thầy cô và bạn bè yêu quý. Cuộc sống êm đềm những tưởng sẽ cứ tiếp tục nếu như không có một biến động làm thay đổi một cách đột ngột số phận cậu học sinh nghèo hiếu học này.  Trong một lần xích mích với đám bạn cùng lớp, Hữu đã bị đám bạn thuê bọn giang hồ vào đánh và làm nhục trước đám đông. Quá uất ức, Hữu bỏ ngang việc học tìm thầy luyện võ. Những tháng ngày rong ruổi cùng những ngón võ, bài quyền bên cạnh các huynh đệ giang hồ, Hữu đã kết giao và gia nhập làm thành viên một băng đảng khét tiếng tên là “Ánh Sáng”, gồm những tên tội phạm bị truy nã đã gây ra nhiều vụ chém giết, bảo kê, đòi nợ thuê, dằn mặt những kẻ nổi trội... làm kinh hoàng cả một xứ sở đồi thông lúc bấy giờ. Mặc dù nhỏ tuổi nhất hội, nhưng vốn có bản lĩnh và máu li

Tranh Minh Họa Đời Là Vô Thường Hạnh Phúc Mong Manh

Hình ảnh
Đời là vô thường! Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân xác cũng vô thường. Chúng ta mỗi người đều là vô thường, nếu chỉ gặp một tích tác nghịch cảnh nào đó thì hồn lìa khỏi xác. Thế mà hầu hết mọi người đều sống trong trạng thái đua chen về danh vọng, sắc dục, tiền tài, chẳng qua vì mỗi con người sinh ra sống chung trong một xã hội vô cùng phức tạp và hỗn loạn, ganh đua cũng chỉ vì cái tâm Tham, Sân, Si, Mạn nghi, Ác kiến. Để tránh bất hạnh khổ đau, hãy gắng sống tốt và theo sát lời Phật dạy. “Không làm các điều ác – Thường làm các việc lành”. Dù rằng Nhân quả – Nghiệp báo đã làm chủ cuộc đời, nhưng tu thân & tích đức HOÀN TOÀN CÓ THỂ GIẢM NHẸ TỘI NGHIỆP để có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn, tinh thần nhẹ nhàng thanh thản hơn. Đừng tiếp tục sa lầy. Đừng tiếp tục trì hoãn. Đời người sống nay chết mai. Hãy mau mau trở về dưới chân Phật. Hoa nở rồi lại tàn Nét đẹp thiếu nử rồi cũng phai tàn theo thời gian... Tiền bạc, cơ ngơi sự nghiệp

Bé Gái 10 Tuổi Niệm Phật 3 Năm Biết Trước Ngày Vãng Sanh

Chúng ta xem thấy cái tin tức này, hai ba tháng về trước, một bé gái nhỏ mười tuổi niệm Phật vãng sanh, rất cừ khôi, không hề bị bệnh, giống như  lão pháp sư Hải Hiền biết trước giờ ra đi , không hề bị bệnh. Đứa bé này cũng niệm Phật ba năm, chỉ một câu Nam Mô A Di Đà Phật, 7 tuổi cha mẹ bé đều học Phật, khi ba của bé đang đọc Kinh A Di Đà bé hiếu kỳ hỏi ba: – Papa đang đọc cái gì? – Đọc Kinh A Di Đà . Ông nói. – Vì sao gọi là “Kinh A Di Đà”? Ba bé liền đem thế giới Cực Lạc đơn giản giới thiệu cho bé nghe, bé nghe rồi rất vui mừng nói: – Một nơi tốt đến như vậy, papa có thể dẫn con đi xem hay không? Ba của bé nói: – Papa đi không được. Bé hỏi: – Vậy ai được? – A Di Đà Phật. – A Di Đà Phật ở đâu vậy? – Con niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật liền sẽ dẫn con đi. Bé vừa nghe rất vui mừng, bé ngày ngày niệm A Di Đà Phật, niệm được ba năm. Trước một ngày vãng sanh bé nói với ba của bé: – Papa ơi! Ngày mai A Di Đà Phật muốn đến tiếp dẫn con về nhà rồi, vậy có thể mời

CÁM ƠN EM ĐÃ GIÚP TÔI NIỆM PHẬT

Hình ảnh
Khi biết tôi bắt đầu niệm Phật, em đã vui mừng nhắn tin: “Cố gắng niệm Phật nhé, chị Hai!”. Ban đầu tôi đến với đạo Phật chỉ đơn giản là để tìm niềm an ủi cho chính bản thân mình khi gặp quá nhiều thất bại trong công việc, vậy mà bây giờ tôi lại thầm cảm ơn cái duyên đó đã giúp tôi cảm thấy hạnh phúc hơn trong tình thương của Đức Phật. Quyển kinh đầu tiên mà tôi đọc là kinh Dược Sư, với mong muốn lấy chút tấm lòng của một người con bất tài để cầu bình an cho mẹ của mình mau khỏi bệnh sau nhiều năm xa nhà. Có lẽ đó là duyên khởi để tôi bắt đầu biết đến những điều vi diệu của Phật pháp. Đọc kinh Dược Sư, tôi cảm nhận cõi Tịnh lưu ly đẹp lắm, tôi thật sự rất thích nhưng em lại khuyên tôi nên nguyện về thế giới Cực lạc của Đức Vô Lượng Thọ Phật, tức Phật A Di Đà. Tại sao lại như vậy? Tôi đã tự hỏi nhưng mà tính tôi vốn “chung thủy” nên cứ để thắc mắc đó trong lòng mà cũng chẳng tìm hiểu xem Phật A Di Đà đã có đại nguyện như thế nào và cõi Tịnh độ đó ra làm sao? Suy xét một thời gian,