DIỄN VIÊN XIẾC UGASSENA

CÂU CHUYỆN THỜI ĐỨC PHẬT


Ðoạn hết các kiết sử ...

Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Trúc Lâm, liên quan đến Uggasena. Chuyện này đã được kể đầy đủ chi tiết trong phần chú giải bài kệ bắt đầu bằng câu: "Bỏ quá, hiện, vi lai".

Trích đoạn câu chuyện trên như sau:

“...Hôm ấy, từ sớm đức Thế Tôn quan sát thế gian và Uggasena xuất hiện trong tầm quán sát của Ngài. Thế Tôn tự nghĩ: "Người thanh niên ấy sẽ ra sao?” Ngay sau đó, Ngài biết được: "Con trai quan Chưởng khố sẽ đứng lơ lửng trên đầu sào kia để biểu diễn màn xiếc của chàng và đông đảo khán giả sẽ tụ tập xem. Vào thời điển ấy ta sẽ đọc bài kệ bốn câu. Nghe xong tám vạn bốn ngàn người sẽ được Pháp nhãn thanh tịnh, còn Uggasena thì đắc quả A la hán.”
Ngày hôm sau, lựa đúng giờ thích hợp, đức Thế Tôn cùng các Tỳ kheo lên đường vào thành Vương Xá khất thực.

Trước khi Phật đặt chân vào thành, tại chỗ biểu diễn, Uggasena đưa tay ra dấu chào trả tiếng vỗ tay của khán giả. Và giữ thăng bằng trên đầu cột, chàng bay lộn bảy vòng trong không, đặt chân trở lại trên đầu cột và đứng giữ thăng bằng ở đấy. Đúng lúc này, đức Thế Tôn vào thành, và do sự xếp đặt của Ngài, khán giả quay nhìn Ngài thay vì nhìn Uggasena biễn diễn. Thấy khán giả không còn quan tâm đến mình nữa, Uggasena vô cùng thất vọng. Chàng nghĩ: "Ta phải mất một năm mới luyện được màn biểu diễn này. Thế mà đức Thế Tôn vừa đặt chân đến thành, khán giả đã bỏ ta quay lại chiêm ngưỡng Ngài. Buổi biểu diễn của ta thế là hoàn toàn thất bại. "Phật đọc được tư tưởng của chàng liền bảo Trưởng lão Mục- kiền liên:

- Ông hãy đến bảo con viên Chưởng khố ta muốn xem chàng biểu diễn tài nghệ.

Tôn giả đến bên cây cột nói với chàng diễn viên:
Này, Uggasena
Diễn viên xiếc tài ba!
Hãy phô trương tài nghệ,
Cống hiến dân thành ta.

Uggasena nghe vậy vô cùng hoan hỉ: "Chắc đức Thế Tôn muốn xem tài năng của ta.” Nghĩ vậy, chàng liền đáp, trong lúc vẫn đứng lơ lửng trên đầu cột:

Hãy xem tôi, Mục Kiền Liên Tôn giả!
Bậc đại trí, bậc đại thần thông!
Tôi trổ tài cống hiến đám đông
Và làm họ cười reo thỏa thích

Từ trên đầu cột chàng tung mình lên không, quay lộn mười bốn vòng rồi đặt chân trở lại, giữ thăng bằng trên đầu cột.
Đức Thế Tôn bảo:

- Này Uggasena, người trí phải biết cởi bỏ buộc ràng của thân ngũ uẩn trong quá khứ, hiện tại và vị lại. Như vậy, người ấy mới thoát được sanh, già, bệnh, chết.

Ngài nói kệ:
(348) Bỏ quá, hiện, vị lai,
Đến bờ kia cuộc đời,
Ý giải thoát tất cả,
Chớ vướng lại sanh già.

Phật nói xong, tám vạn bốn ngàn người được pháp nhãn thanh tịnh, con trai quan Chưởng khố đắc quả A la hán và được thần thông ngay khi chàng còn đứng lơ lửng đầu cột.

Chàng tụt xuống, tiến tới trước đức Thế Tôn, năm vóc gieo xuống đất đảnh lễ Phật và xin được gia nhập Tăng đoàn. Phật đưa tay nói: "Hãy đến, Tỳ kheo!" Chàng liền biến thành một vị Trưởng lão chừng sáu mươi tuổi, với đầy đủ tám vật dụng tùy thân. Các Thầy Tỳ kheo hỏi Trưởng lão:

- Này huynh Uggasena, huynh leo từ cây cột ba chục thước xuống mà không sợ sao?

Uggasena đáp:

- Chư huynh đệ, tôi chẳng sợ chút nào.
-----------------------
Lúc ấy, các thầy Tỳ-kheo bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn, Uggasena nói: "Tôi không sợ", chắc chắn thầy ấy đã nói dối.
Ðức Phật dạy:

- Này các Tỳ-kheo, kẻ nào đã dứt trừ mọi ràng buộc, chứng được quả vị A-la-hán, kẻ ấy chẳng còn sợ hãi.
Ngài nói kệ:

(397) Ðoạn hết các kiết sử,
Không còn lo sợ gì,
Không đắm trước buộc ràng,
Ta gọi Bà-la-môn.

(Qua câu chuyện thầy giải thích:

+ Tâm lý sợ từ đâu mà có? Tâm lý sợ xuất hiện khi ta bị đe dọa đến những gì thuộc về bản ngã của ta ví dụ như mạng sống, tiền bạc, danh dự, cướp người thân…Người không sợ bởi vì họ giải thoát, họ không thấy gì là của ta nữa.

+ Tâm lý sợ chính là điểm yếu của chúng sinh, thường bị ma hay xã hội đen khai thác điểm yếu này để hù dọa... vì mục đích gì đó. Nhưng ngược lại, cũng nhờ tâm lý sợ này mà mình cũng uống nén, giáo dục được. Vì vậy, tâm lý sợ là điểm yếu của con người nhưng nếu được sử dụng tốt lại có lợi cho chúng sinh vì có thể giáo dục, nằm trong khuôn phép, không loạn.

+ Người chứng Tu-đà-hoàn thì không bao giờ sợ bởi những lời hù dọa, cái gì sai là sai, cái gì đúng là đúng không có lẫn lộn. Từ điều thiện rất nhỏ cũng cố gắng giữ gìn, một điều ác rất nhỏ cũng cố tránh. Còn như chúng ta, chưa chứng Tu-đà-hoàn thì thực sự chúng ta đi trong mịt mờ khoan thai, tối tăm không định hướng được, không biết rõ cái gì đúng, cái gì sai; trước điều thiện không dám làm, trước điều ác không dám trách, chúng ta hèn nhát như vậy. Do đó, mỗi người chúng ta phải ráng tu để ít nhất đặt chân vào vị trí Tu-đà-hoàn, từ đây ta biết đúng biết sai, biết thiện biết ác không lầm; trả nghiệp khổ và đi từng bước tiến về con đường giác ngộ.

+ Chứng tới A-na-hàm là đã hết sợ hoàn toàn, còn Tu-đà-hoàn còn sợ nhưng không cho phép mình sợ(mặt dù vẫn sợ). Cái muốn và cái sợ đi đôi với nhau, hể còn muốn thì còn sợ. Bậc A-na-hàm hết muốn nên hết sợ. Còn chúng sinh chúng ta thì MUỐN NHIỀU THÌ SỢ NHIỀU, SỢ NHIỀU THÌ KHỔ NHIỀU; MUỐN ÍT THÌ SỢ ÍT, SỢ ÍT THÌ KHỔ ÍT. Những thế lực xấu khai thác ta bằng cái sợ và cái muốn đó.

+ Cái Sợ có lợi và hại, thì cái muốn cũng vậy: Khi ta muốn những điều tầm thường thì ta đi vào mê mờ tăm tối, tội lỗi. Nhưng khi ta muốn những điều cao thượng thì đó chính là sức mạnh để ta tu hành ví dụ như muốn tu, muốn đi nghe pháp, ngồi thiền … gọi là “Dục như ý túc”. Điều muốn chân chính, ước mong chân chính, ước nguyện chân chính thì rất đẹp. Nên trên đời này phải có những ước nguyện chân chính; có người hiểu lầm là tu là không muốn gì, kể cả giác ngộ giải thoát cũng bỏ luôn thì người này thời gian sau sẽ tiêu luôn vì hiểu lầm.

DO ĐÓ, " TU LÀ TÂM THANH TỊNH NHƯNG ƯỚC MUỐN ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT PHẢI TIỀM TÀNG, MẠNH MẼ, CHÁY BỎNG, VÔ HẠN, VÔ BIÊN TRONG LÒNG MÌNH, KHÔNG LỘ RA NHƯNG LÀ SỨC MẠCH VĨ ĐẠI ÂM Ỉ NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN MÌNH " . Nếu không có muốn vĩ đại này thì mÌnh sống tầm thường, bị những muốn khác chi phối.

TRÍCH TỪ MỘT BÀI GIẢNG CỦA TT. THÍCH CHÂN QUANG



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THUYẾT NÓI VỀ SÁT ĐẠO DÂM

Lời Khấn Nguyện Linh Thiêng

NỢ MẠNG CHÚNG SANH