NGƯỜI CHO PHẢI CÁM ƠN


Khi ta cho ai một vật gì, giúp ai một điều gì, ban cho với một điều kiện thì ta luôn cảm thấy không hài lòng thỏa mãn bởi vì điều kiện ta đòi hỏi người khác ít khi nào được đáp lại đầy đủ như ý. ...Trong tâm ta còn tham cầu, còn điều kiện, còn mong chờ đòi hỏi thì không bao giờ ta cảm thấy an lạc cả. Trong Sáu Phương Pháp Đưa Người Đến Bờ An Lạc Rốt Ráo (Lục Độ Ba La Mật), những người con Phật đều rõ lời Phật dạy là Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ, đều phải ba la mật, nghĩa là rốt ráo vẳng lặng. Người cho, người nhận, vật cho đều không (đẳng tam luân không tịch) thì mới rốt ráo vượt qua đến bờ bên kia giác ngộ, giải thoát đau khổ ràng buộc

(*) Thiền Sư Seistsu kêu gọi tín đồ đóng góp để xây một thính đường mới rộng lớn hơn vì số lượng người đến nghe pháp quá đông; giảng đường hiện tại không đủ sức chứa.

Umezu, một thương gia giàu có, hiện diện tại buổi kêu gọi ủng hộ đó, cúng dường 500 đồng tiền vàng. Ông ta mang tiền dến đưa tận tay Thiền Sư Seistsu và Thiền Sư nói: "Được rồi, tôi nhận. Để đó đi!"

Umezu đưa túi tiền vàng cho Thiền Sư, nhưng ông ta không được vui mấy với thái độ dửng dưng của Thiền Sư Seistsu. Số tiền 500 đồng tiền vàng rất lớn, vì thời đó, người ta có thể sống cả năm trời chỉ với 3 đồng tiền vàng mà thôi; thế mà Thiền Sư lại chẳng nói một câu cám ơn nào.

"Trong túi là 500 đồng tiền vàng đấy, Sư ạ!" Umezu nói.

"Ông đã nói với tôi rồi cơ mà!" Thiền Sư trả lời.

"Mặc dù tôi là một thương gia giàu có, 500 đồng tiền vàng cũng không phải là số nhỏ đâu!"

"À, vậy là ông muốn tôi phải cám ơn ông chứ gì?" Thiền Sư hỏi.

"Ngài phải như thế mới đúng chứ?"

"Tại sao? Người cho cần phải cám ơn người nhận chứ?"

(**) Umezu nên cám ơn Thiền Sư đã nhận món quà. Chúng ta nên cám ơn người khác khi chúng ta giúp họ điều gì - vì có người nhận thì người cho mới có cơ hội để cho, để làm việc phước chứ. Người cho nên cám ơn, người nhận cũng cám ơn. Cả hai tương quan tương tức với nhau để cùng sinh tồn, cùng giải thoát. Các vị thiền sư sống giữa cuộc đời, cũng cần một chút vật thực qua ngày nuôi tấm thân tứ đại, nhưng các thiền sư vẫn thong dong tự tại vượt thoát ra ngoài sức chi phối mãnh liệt của vật chất. Tiền bạc chỉ là phương tiện trao đổi ở thế giới điên loạn này; đừng biến nó thành cứu cánh, đừng tự biến mình thành nô lệ. Người giác ngộ khác với chúng ta. Họ cũng sống giữa đời nhưng khôn khéo xử dụng những thủ thuật và uyển chuyển dùng những phương tiện đó để cảnh tỉnh dẫn dắt chúng ta leo lên miệng hố, đạp sóng tới bờ

ST



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THUYẾT NÓI VỀ SÁT ĐẠO DÂM

Lời Khấn Nguyện Linh Thiêng

NỢ MẠNG CHÚNG SANH